Bộ Tài chính: Đưa doanh nghiệp nhà nước vào nợ công là không phù hợp

 
Loading...
Bộ Tài chính: Đưa doanh nghiệp nhà nước vào nợ công là không phù hợp
14/1/2017 12:00:00 PM
Bộ Tài chính: Đưa doanh nghiệp nhà nước vào nợ công là không phù hợp

THCL - Theo đại diện Bộ Tài chính, DNNN là công ty TNHH MTV, chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn điều lệ được cấp, nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công, có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Điều này được đánh giá là “không phù hợp.” Vì vậy, Bộ Tài chính thống nhất không đưa nợ DNNN vào nợ công.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường, tất cả các lĩnh vực của Nhà nước đều có sự tham gia của DNNN. Các DN này cũng được giao vốn và chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, Luật DNNN cũng đã được thống nhất thành Luật DN chung để đảm bảo sự minh bạch, công khai và bình đẳng.

Ảnh minh họa

Theo đại diện Bộ Tài chính, DNNN là công ty TNHH MTV, chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn điều lệ được cấp. 

Lãnh đạo bộ này cũng đánh giá, nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công, có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Điều này được đánh giá là “không phù hợp.” Vì vậy, Bộ Tài chính thống nhất không đưa nợ DNNN vào nợ công.

Một vấn đề khác cũng được Bộ Tài chính lý giải đó là việc không đưa các khoản tạm ứng của ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản vào nợ công trong dự thảo.

Theo lãnh đạo ngành tài chính, có một số khoản chi cấp bách cần thiết nhưng chưa có trong dự toán được duyệt nên ngân sách nhà nước tạm ứng để thực hiện và phải bố trí dự toán năm tiếp sau để thu hồi tạm ứng.

Theo thông lệ quốc tế, đại diện Bộ Tài chính nhận định, đây không phải là khoản vay nợ vì không có bên vay, bên cho vay và không phát sinh nghĩa vụ phải hoàn trả của đối tượng sử dụng vốn. Với những quan điểm trên, theo dự thảo, phạm vi nợ công vẫn giữ nguyên như cơ cấu hiện tại, bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Ví dụ, nợ Chính phủ được quy định rõ bao gồm các khoản nợ do Chính phủ phát hành các công cụ nợ gồm tín phiếu, trái phiếu, công trái, các khoản nợ do Chính phủ ký kết các hiệp định, thỏa thuận hoặc hợp đồng vay với chính phủ, vùng lãnh thổ nước ngoài, các khoản vay từ quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tạm ứng vốn kho bạc nhà nước...

Tương tự, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền của địa phương cũng được liệt kê rõ ràng. Điều này theo lãnh đạo ngành tài chính nhằm "giải quyết những tồn tại hiện nay liên quan đến sự rõ ràng của từng cấu phần nợ công, đặc biệt là với nợ của Chính phủ.

Đây là một trong những điểm đáng chú ý của tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính về Dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi.

Theo Ngọc Linh/ Báo Thương hiệu & Công luận

 

Tin mới
Danh mục
Tin xem nhiều
Quảng cáo
  • bannerphai1
Thống kê truy cập
Tiêu Điểm Ngày