Bắc Giang: Phát hiện, thu giữ lô hàng thiết bị vệ sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

 
Loading...
Bắc Giang: Phát hiện, thu giữ lô hàng thiết bị vệ sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
3/11/2017 12:00:00 PM
Bắc Giang: Phát hiện, thu giữ lô hàng thiết bị vệ sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

THCL - Gần 80 bộ thiết bị vệ sinh các loại không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nghi giả mạo nhãn hiệu của nhiều hãng khác nhau, vừa được lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang phối hợp kiểm tra, tạm giữ tại kho hàng của hộ gia đình ông Phạm Văn Nhung, thôn Trại Phúc Mãn (Xuân Hương, Lạng Giang).

Lô hàng trong kho nghi giả mạo nhãn hiệu

Theo đó, ngày 2/11, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Phòng CSKT (Công an tỉnh Bắc Giang) và đại diện Công ty TNHH SELTA Việt Nam tiến hành kiểm tra kho hàng của hộ gia đình ông Phạm Văn Nhung, phát hiện trong kho chứa nhiều bộ thiết bị vệ sinh mang nhãn mác các thương hiệu khác nhau, gồm: 6 bộ bệt vệ sinh kết liền (liền khối), 1 bộ bệt vệ sinh rời (nhãn hiệu SELTACO); 1 chậu rửa mặt lavabo, 14 chân chậu (nhãn hiệu TOTO); 8 chiếc chậu rửa mặt, 8 bộ bệt vệ sinh kết rời (nhãn hiệu LINAX); 11 bộ vệ sinh kết rời, 23 bộ rửa mặt, 4 xí xổm (nhãn hiệu VIGLACERA), ước tổng giá trị trên 50 triệu đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng trên là ông Phạm Văn Hiền (SN 1990 – con trai ông Phạm Văn Nhung) không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước đầu, chủ hàng khai nhận, số hàng trên được nhập từ tỉnh Thái Bình về giao bán cho đại lý và các công trình xây dựng khi họ có nhu cầu.

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang kiểm tra lô hàng

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó đội trưởng Đội chống hàng giả (Chi Cục quản lý thị trường Bắc Giang), sau khi có thông tin phản ánh từ phía Công ty TNHH SELTA Việt Nam và Công văn đề nghị phối hợp tiến hành kiểm tra, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu SELTA trên địa bàn tỉnh Bắc Giang của Hiệp hội VATAP, lực lượng chức năng Chi cục quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức xác minh, nắm tình hình và phát hiện việc vụ việc trên nên đã phối hợp với các cơ chức năng tiến hành kiểm tra tại kho hàng tại gia đình ông Nhung.

Bước đầu xác định lô hàng không có hóa đơn, chứng từ trên có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và đề nghị tạm giữ để lấy mẫu kiểm định, xác minh làm rõ.

Trao đổi về việc này, ông Nguyễn Khắc Chiến, đại diện Công ty TNHH SELTA Việt Nam cho biết, việc giả mạo nhãn hiệu một số sản phẩm của đơn vị đã được doanh nghiệp và đại lý phát hiện vài năm nay; điều này rất ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín của nhà sản xuất, đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dùng. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ, nguồn gốc, xuất xứ nơi sản xuất, cung cấp hàng giả mạo nhãn hiệu trên, bảo đảm ổn định thị trường và thương hiệu, uy tín của các hãng sản xuất.

Chủ lô hàng ký biên bản vi phạm

Được biết, trước đó, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cũng đã bắt giữ lô hàng thiết bị vệ sinh không có chứng từ, hóa đơn, không nhãn mác của đơn vị đã cung cấp hàng cho ông Phạm Văn Hiền.

Hiện, vụ việc đang được lực lượng chức năng Bắc Giang xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Một số hình ảnh lô hàng

Nguồn: Thương hiệu & Công luận - Nguyễn Kiên

Tin mới
Danh mục
Tin xem nhiều
Quảng cáo
  • bannerphai1
Thống kê truy cập
Tiêu Điểm Ngày