(Thanh tra) - Tại hội thảo tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thương mại 2005 do Bộ Công thương phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 16/10, các chuyên gia cho rằng, phải sửa đổi để lấp những “kẽ hở” chống buôn lậu, gian lận thương mại, đồng thời hoàn thiện chế tài xử lý triệt để có hiệu quả các tổ chức, cá nhân có liên quan...
Không điều chỉnh kịp hoạt động thương mại
Theo đánh giá của các chuyến gia, sau 10 năm, Luật Thương mại dần “lạc hậu”, không điều chỉnh kịp các hoạt động thương mại của thương nhân.
Trong lĩnh vực phân phối hàng hóa hiện đại, các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương
Chưa chú trọng thanh tra, kiểm tra nghi vấn chuyển giá
Theo tổng kết của Bộ Công thương, vì môt số lý do khác nhau, một số nhà phân phối FDI hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả, lợi nhuận thấp, mốt số vẫn báo lỗ, thậm chứ lỗ kéo dài… nên không có đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước như Metro vào hoạt động từ năm 2002 đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 bao lãi (116 tỷ đồng), còn lại số lỗ lũy kế đến cuối năm 2012 đã lên tới hơn 1.785,6 tỷ đồng hay Lotte Việt Nam vào hoạt động từ năm 2008, ước tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2014 khoảng hơn 1.018 tỷ đồng.
Đáng nói, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự chú trọng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn các vấn đề, hành vi vi phạm pháp luậtliên quan đến doanh nghiệp FDI, như: nghi vấn chuyển giá, báo lỗ kéo dài vẫn cho phép tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối; kinh doanh ngoài phạm vi quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, như chỉ cho phép bán buôn nhưng thực hiện cả bán lẻ và/hoặc bán mặt hàng không được quyền phân phối.. mại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có số lượng không nhiều (khoảng 9%) nhưng lại chiếm tỉ trọng rất lớn và tỉ trọng này ngày càng tăng.
Với “chiến lược giá rẻ”, kinh doanh chấp nhận lỗ lớn trong thời gian dài cộng với những thủ thuật chuyển giá tinh vi, các cơ sở phân phối này mặc dù liên tục báo lỗ và gần như không phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng lại liên tục mở các chuỗi cơ sở bán lẻ, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp phân phối trong nước.
Tâm lý “chuộng” các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại của các địa phương cũng là rào cản không nhỏ cho các nhà đầu tư nội địa nhất là trong lĩnh vực giao đất (vị trí, quy mô) và thực hiện các thủ tục đầu tư.
Nhiều chế định bị pháp luật chuyên ngành khác “gặm nhấm” nên Luật Thương mại dần dần bị “lãng quên” trong thực tiễn, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết.
Thậm chí Luật sư Ngô Việt Hòa, Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) của USAID còn chỉ ra, ngoài quy định về giới hạn mức phạt 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm trong các trong hợp đồng thương mại được dẫn chiếu nhiều nhất thì “nhiều quy định của Luật thương mại đã “ngủ yên” trong 10 năm không được dẫn chiếu, áp dụng vì đã có quy định của các luật chuyên ngành.
Ngoài ra, quản lý, định hướng hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là trong quản lý nhập khẩu còn nhiều lúng túng. Hệ thống pháp luật về thương mại còn những “kẽ hở” tạo điều kiện cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.
Nhũng nhiễu, gây khó doanh nghiệp
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, nhiều quy định liên quan đến giấy phép, thủ tục hành chính
Bà Phan Thị Thu Hà - Viện Khoa học xét xử, TAND Tối cao cho biết, các vụ án kinh doanh, thương mại được thụ lý, giải quyết tăng dần đều qua các năm. Tỷ lệ các vụ tranh chấp được hòa giải thành trong giai đoạn sơ thẩm cao (trên 30%).
Song theo trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), “doanh nghiệp phải ra tòa là do rất bầy hầy, không chấp hành qui định của pháp luật nhưng nhiều chế định nhưng Luật Thương mại chưa rõ ràng nên giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. như các hoạt động thương mại chỉ được thực hiện khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận” hoặc “cho phép” nhưng lại thiếu rõ ràng về điều kiện, tiêu chí cấp phép.
“Điều này không chỉ khiến các thương nhân không dự đoán được chính sách mà còn tạo dư địa cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhũng nhiễu, gây “khó dễ” cho doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam nhận xét.
Theo Luật sư Ngô Việt Hòa Hầu, hết các quy định quan trọng về hoạt động thương mại, chính sách thương mại không thể tìm thấy trong Luật mà được quy định “chằng chịt” trong các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong khi đó, nhiều quy định của Luật Thương mại lại gây ra sự chồng chéo không cần thiết trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Dân sự nên Luật Thương mại “dường như làm phức tạp hơn” việc áp dụng pháp luật tư trong hoạt động kinh doanh.
Các chuyên gia nhấn mạnh, cần phải sửa đổi Luật Thương mại để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong hoạt động thương mại.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế lưu ý, không phải cái tên “luật gì” mà quan trọng là phải bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, tạo cơ sở và khung pháp luật cần thiết cho hoạt động thương mại.