Đề xuất này hầu hết nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận bởi trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao và QBOG không phát huy được tác dụng, vai trò điều tiết của mình.
Theo ý kiến phân tích của các chuyên gia và dư luận phản ánh, việc các chủ thể tham gia vào QBOG không mang lại thêm lợi nhuận mà còn tốn vào việc chi quỹ. Cụ thể như đối với doanh nghiệp, trường hợp quỹ bị âm thì phải bù vào, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh, nhất là trong bối cảnh xăng dầu tăng cao trong thời gian qua. Trường hợp giá xăng dầu xuống thấp thì lại bị mang tiếng với người tiêu dùng vì phải trích lập quỹ, bù đắp cho phần quỹ âm trước đó khiến giá sẽ giảm chậm.
Đối với khách hàng, việc trích quỹ thực chất là rút từ trong túi của họ nên khi giá xăng tăng cao số tiền trích được chi ra để trừ vào giá xăng nhằm bình ổn giá. Như vậy, việc trích quỹ và chi quỹ không còn hợp lý vì nó mang tính chất thời vụ. Đơn cử như thời điểm chi quỹ khách hàng sử dụng nhiều xăng dầu nhưng đến khi chi quỹ, họ sẽ bị thiệt vì không sử dụng nhiều nhiên liệu nữa.
|
Đề xuất bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu được dư luận đồng tình ủng hộ
|
Đối với Nhà nước là chủ thể điều tiết, QBOG là một công cụ để kiềm chế giá, kiềm chế lạm phát cả trực tiếp và gián tiếp. Nếu QBOG xăng dầu thể hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nó là làm cho giá xăng ổn định quanh một mức trung bình nào đó, không bị tăng quá sốc hoặc không giảm quá mạnh, giữ ổn định cho nền kinh tế mỗi khi thị trường có biến động.
Về mặt dài hạn, QBOG không làm giảm chi phí xăng dầu cho người tiêu dùng. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công Thương đã đề xuất thực hiện rút ngắn kỳ điều hành xăng dầu xuống chỉ còn 2 - 3 ngày, do đó việc duy trì QBOG là không thực sự cần thiết.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam từng nhiều lần kiến nghị bỏ QBOG để hoạt động theo cơ chế thị trường tạo tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn cũng như tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống các doanh nghiệp đầu mối.
Chính vì vậy, đề xuất bỏ QBOG xăng dầu của Bộ Tài chính được cho là hợp tình, hợp lý trong thời điểm này.
Sau đó, tùy vào tình hình giá xăng dầu tăng hay giảm hoặc trong trường hợp khẩn cấp sẽ triển khai bình ổn giá theo các bước: Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có để xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp bình ổn giá phù hợp, quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo quy định.
Quang Thân
https://kythuatchonghanggia.vn/tin-chuyen-de/de-xuat-bo-quy-binh-on-gia-xang-dau-11301