Bóc trần nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi

 
Loading...
Bóc trần nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi
10/11/2016 12:00:00 AM
Bóc trần nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi
Với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, buôn lậu đang là một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam hiện nay, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội.

Đủ chiêu trò mánh khóe

Đối tượng lợi dụng những sơ hở thiếu sót và khó khăn trong quản lý đường biên, cửa khẩu của các cơ quan chức năng để buôn lậu. Lợi dụng đặc điểm này đối tượng buôn lậu thường bí mật vận chuyển trái phép hàng qua biên giới vào ban đêm hoặc trà trộn vào các hoạt động buôn bán bình thường khác.

Hàng lậu khi vận chuyển về Việt Nam thường được “xé nhỏ”, cất giấu trong các chợ, các khu vực dân cư... khi có điều kiện thuận lợi sẽ vận chuyển vào thị trường nội địa để tiêu thụ. Chúng còn lợi dụng lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng hải quan mỏng, trang bị phương tiện công xuất nhỏ, lạc hậu đối tượng thường dùng các phương tiện hiện đại, công suất lớn, tốc độ cao để vận chuyển hàng lậu.

Làm giả giấy tờ, sử dụng các giấy tờ không hợp lệ hoặc gian dối trong việc kê khai hàng hóa để buôn lậu: Theo quy định, cư dân sinh sống tại khu vực biên giới được thực hiện các hoạt động buôn bán qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc, đã nhập hàng hóa về được bán trong các chợ vùng biên, nhiều đối tượng buôn lậu đã dùng một bộ hồ sơ giấy tờ để vận chuyển nhiều chuyến hàng lậu. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng mua thanh lý những lô hàng lậu đã được phát mại, chia nhỏ lô hàng cho các chuyến, photocoppy bộ hóa đơn chứng từ phát mại, mua thêm hàng lậu và vận chuyển vào thị trường nội địa tiêu thụ. Mỗi lần như vậy, tùy thuộc vào sự đa dạng của lô hàng phát mại, chúng có thể lợi dụng để vận chuyển được nhiều chuyến hàng lậu...

Thủ đoạn gom hàng và thiết lập đường dây buôn lậu: Đối tượng lợi dụng tâm lý hám lời hoặc những khó khăn về điều kiện kinh doanh, kiếm việc làm của những người có tiền để tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo huy động họ tham gia buôn lậu tạo lập thành các đường dây. Trong đường dây buôn lậu thường là có quan hệ tình cảm mật thiết, có cùng quyền lợi được hưởng từ hoạt động buôn lậu, hoặc đối tượng được thuê, mướn để thực hiện các công đoạn khác nhau trong quá trình buôn lậu, từ các hoạt động gom hàng ở nước ngoài, tập kết, vận chuyển qua biên giới, cất giấu, vận chuyển vào thị trường nội địa, tiêu thụ...

Có những đối tượng đứng ra lập các công ty TNHH để lấy tư cách pháp nhân, ký kết các hợp đồng xuất, nhập khẩu để buôn lậu. Bên cạnh đó, để đối phó với công tác đấu tranh của các cơ quan chức năng, việc gom hàng của đối tượng buôn lậu cũng được tiến hành bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như một mặt câu kết với "đầu nậu" nước ngoài tổ chức các điểm tập kết hàng ở sát đường biên, thuận tiện cho việc “đột kích” qua biên giới. Mặt khác, chúng áp dụng phương thức "cộng đồng trách nhiệm", huy động đông đảo cư dân cùng bỏ vốn tự thu gom quản lý hàng. Sau đó bí mật hẹn ngày, giờ, địa điểm để mọi người tự vận chuyển bảo vệ hàng đến nơi tập kết.

Và dùng nhiều phương tiện…

Thủ đoạn trong cất giấu, vận chuyển hàng lậu như gia cố, chế tạo thêm nơi giấu hàng bí mật trên các phương tiện vận chuyển là ca nô 2 đáy hầm chứa dầu, mui xe hai ngăn, lốp xe... hoặc xếp hàng hợp pháp, hàng nặng, hàng bẩn thỉu, nặng mùi để lẫn với hàng lậu.

Các đối tượng “xé nhỏ” hàng hóa thuê các phương tiện vận chuyển có tính cơ động cao, khó đuổi bắt như xe máy, mang vác bộ... để vận chuyển; sử dụng nhiều phương tiện đi thành đoàn nhằm cản trở sự kiểm tra, bắt giữ hàng lậu của các lực lượng chức năng; các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển hàng lậu; các bộ hồ sơ, chứng từ giả hoặc không còn giá trị để vận chuyển hàng lậu; cho các phương tiện chạy trái qui luật để tránh sự phát hiện, bắt giữ của các cơ quan chức năng....

Thực tế đấu tranh chống tội phạm buôn lậu cho thấy, ở những vụ buôn lậu lớn, đối tượng buôn lậu phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thường không chịu khai báo; khai báo sai, quanh co, cầm chừng, đổ lỗi cho những đối tượng đã bỏ trốn hoặc những đối tượng người nước ngoài; vừa khai báo vừa thăm dò kết quả, hướng điều tra của cơ quan công an và khả năng chạy tội của đồng bọn đối tượng, thường khai là vận chuyển thuê, hoặc mới tham gia buôn lậu lần đầu. Ngược lại, do bị khống chế, mua chuộc, nhiều đối tượng buôn lậu khi bị bắt giữ lại cam nhận tội một mình không khai báo đồng bọn, tin tưởng ở tổ chức, đường dây sẽ chạy tội cho mình, sẽ đối xử tốt với gia đình, người thân.

Thủ đoạn dùng các quan hệ tình cảm, vật chất mua chuộc, hối lộ số cán bộ có chức, có quyền, có điều kiện công tác liên quan đến các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá... để buôn lậu. Một thực tế là, trên các tuyến đường, kể cả khu vực biên giới qua bất kỳ một địa bàn nào, cũng đều có các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu tuần tra, kiểm soát, lẽ ra tình hình buôn lậu phải được kiểm soát theo chiều hướng ngày càng có hiệu quả. Song tình hình buôn lậu trên tuyến này ngày càng có những diễn biến phức tạp

ThS. Trần Quốc Dung, Thượng tá, Trưởng phòng 8/C74

(Theo Báo Thương hiệu & Công luận)

Tin mới
Danh mục
Tin xem nhiều
Quảng cáo
  • bannerphai1
Thống kê truy cập
Tiêu Điểm Ngày